<May 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Một Kỷ Niệm Khó Quên Với Ôn Huyền Quang
Tác giả: Thích Tín Nghĩa

MỘT KỶ NIỆM KHÓ QUÊN VỚI ÔN HUYỀN QUANG

Hậu học TÍN NGHĨA

Tôi vào chữa bệnh ở Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Đà Nẵng vào giữa năm 1970, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Thừa Thiên - Huế đưa đi, vì, lúc đó tôi là Giám đốc xưởng cưa máy Lục Hòa của Giáo hội, ở gần Điện Hòn Chén, bị tai nạn nghề nghiệp. Cũng may, tôi có một người anh rể là Thiếu tá Hoàng Phúc Hiệt, đương kim Quận trưởng quận Nam Hòa, vừa đi họp từ Tỉnh đường về, nghe trên xưởng xôn xao, ông tức tốc dừng xe lại để biết chuyện gì xảy ra. Xuống xe, ông thấy tôi đang bị gãy tay trái, máu me tùm lum, ông liền ôm tôi vào lòng, tức thì chở ngay xuống Trung ương Bệnh viện Huế để cấp cứu chữa trị. Trong lúc lúng túng như thế, chắc cũng nhờ hồng ân chư Phật gia hộ, ông lại nhớ lượm miếng thịt của tay tôi rơi xuống đất, gói lại bỏ vào túi áo và mang đi theo. Xuống đến phòng cấp cứu, sau khi đã được chữa trị thuốc men, ông nhớ thò tay vào túi lấy miếng thịt ấy ra đưa cho bác sĩ. Cả phòng cười ngất và khen ông là người rất bình tỉnh. Bác sĩ bảo :  Nếu không có miếng thịt này, sau khi chữa trị vết thương lành, thì phải cắt một miếng khác ở mông để vá vào đó. (Sau này khi tôi lành hẳn, gặp lại ông, ông thuật lại mọi chuyện như trên để cho tôi nghe. Và, mỗi lần lên thuyết giảng ở chùa Cổ Lâm, ông đến thăm vẫn còn nhắc hoài chuyện này và hỏi thăm cái tay của tôi khi trở trời có bị đau nhức hay không?)

Tưởng cũng nên biết là xưởng cưa máy này của Giáo hội nằm trong vùng kiểm soát của ông. Vì tâm đạo nhiệt thành nên ông được Giáo hội tin tưởng và nhờ trông coi về mặt tinh thần cũng như can thiệp với những người cậy uy tín làm tiền bất hợp pháp.Và, cũng chính ông được giao phó xây dựng tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở trên một chóp núi cao, mà ngày nay là nơi chiêm bái và thắng cảnh du lịch cho hàng Phật tử cũng như những du khách xa gần mỗi lần đến Huế, khi đi thăm viếng lăng vua Khải Định. Ông là người trực tính đến nỗi Đại tá Tỉnh trưởng Thừa Thiên kiêm Thị trưởng Thị xã Huế cũng nể vì với đức tính khiêm cung, thẳng thắn và trong sạch. Sau này, ông được bổ nhiệm chức vụ sau cùng là Ủy viên Quân sự bốn bên tại vùng giới tuyến. Hiện ông cũng đang định cư tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington State theo diện HO.

Sau khi tôi được chữa trị gần tháng hơn tại bệnh viện Huế, Bác sĩ Đài Trưởng phòng Ngoại thương đề nghị chuyển tôi vào bệnh viện đa khoa Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Đà Nẵng. Cũng từ đó, tôi trở thành cán bộ của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất Thị xã Đà Nẵng, trong ban Giảng sư và phụ tá cho Hòa thượng Thích Hạnh Đạo (lúc ấy là ngôi vị Đại Đức) về ngành Nghi lễ cũng như hướng dẫn Tăng chúng của Ngài về Luật tiểu. Lúc bấy giờ, Ngài đương kim Phó Đại Diện Nội Vụ của Giáo hội và là Trú trì chùa Từ Tâm ở trong khuôn viên Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa. Cũng từ đó, Hòa thượng Hạnh Đạo giới thiệu với Đại Đức Thích Minh Đàm đương kim Giám học, cho tôi qua dạy ở trường Trung học Bồ Đề với các môn Toán, Lý Hóa cùng với Hòa thượng.

Trên đây là những chuyện thường nhật, tôi và ngài Hạnh Đạo song song như thế. Còn những lúc biến động như Mùa Hè Đỏ Lửa (Nhâm tý-1972) hay vào các lao tù để giảng pháp trong những mùa Vu Lan, hoặc đến các vùng xôi đậu (ban ngày là quốc gia, ban đêm là Du kích nằm vùng), cũng như tham dự tiếp đón anh em Sĩ quan Việt Nam Cọng Hòa khi trao trả tù binh từ bên kia Bến Hải về, v.v... thì bản thân tôi và Hòa thượng Hạnh Đạo ít khi xa nhau nửa bước. (Hòa thượng Thích Hạnh Đạo còn đó, hiện là Tọa chủ  chùa Phổ Đà, Santa Ana, CA)

Những lúc vào lao xá giảng pháp thì thường có dân Biểu Nguyễn Văn Phước tháp tùng, đi các vùng xôi đậu thì có Trung tá Tôn Thất Tương, Quân trấn phó Thị xã Đà Nẵng tháp tùng (Vì các vị này thích giọng tụng kinh của tôi).

Tôi ở chung với Hòa thượng Hạnh Đạo được gần ba năm, thì Ngài đưa tôi lên làm Phó trú trì chùa Báo Ân thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I gần Tổng Quân Y Viện Duy Tân (vì thầy Như Bửu, Tổng nha Tuyên Úy thuyên chuyển). Một năm sau, Hòa thượng nhường cho tôi chức vụ Trú trì vì Ngài quá bề bộn với công việc Giáo hội, tuy thế, hai chúng tôi không có một Phật sự nào dù lớn dù nhỏ mà không có nhau. Bởi thế, khi nghe Ngài được định cư tại Hoa Kỳ, theo diện HO, tôi tức tốc bay qua Los Angeles để vấn an và chúc mừng Ngài được sức khỏe, bình yên trong chuỗi ngày còn lại.

Trở về câu chuyện đặc biệt như tựa đề trên đây, mà chính bản thân tôi ở trong đó như sau :

Sau vụ Mùa Hẻ Đỏ Lửa, Cổ thành Quảng Trị được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thực sự kiểm soát rồi, Đại lộ Kinh hoàng được tu sửa và chôn cất những thi thể mà chỉ còn lại những đống xương gần như vô thừa nhận, sau những ngày giải nắng dầm mưa, Thượng tọa Thích Huyền Quang, Tổng thư ký Viện Hóa Đạo bắt đầu đi thăm Giáo hội các cấp vùng hỏa tuyến. Khi Ngài về đến Đà Nẵng, tháp tùng theo ngài có các vị Giáo phẩm tỉnh thị, tôi nhớ nhất là Thượng tọa Thích Chánh Trực, đương kim Chánh đại diện tỉnh Giáo hội Quảng Trị. Vì Ngài vừa cao, vừa có giọng nói ồ ồ và vui tính, hay làm cho thiên hạ vui theo.

Sau hai ngày thăm viếng ở Đà Nẵng xong, Hòa thượng Huyền Quang và phái đoàn trở về Sài Gòn bằng máy bay. Ngồi tại phòng đợi gần 12 vị, Giáo hội Đà Nẵng gồm có Hòa thượng Hạnh Đạo, Hòa thượng Minh Tuấn (lúc ấy cũng là ngôi vị Đại Đức, đương kim Phó đại diện Ngoại vụ của Giáo hội kiêm Hiệu trưởng trường Trung học Đệ I + II cấp Bồ Đề Đà Nẵng) và tôi. Tất cả ai cũng phải lo liệu đổi vé (Boarding Pass) để lên máy bay, ngoại trừ ngài Huyền Quang.

Hai chúng tôi vừa đổi vé xong, liền cùng ngồi về phía sau lưng ngài Huyền Quang. Vừa ngồi xuống, Ngài dạy :

-.  Đẹp trai như thầy Minh Tuấn, thôi thì việc gì cũng xong cả.

Lý do, Ngài nói câu này là vì, Hòa thượng Chánh Trực và một vài thầy trong phái đoàn đứng chờ để đổi vé mà không ai chịu giúp, trong lúc thầy Minh Tuần miệng vừa cười, vừa nói:  Con, con giúp cái này cho quý thầy với, là các cô cứ dành nhau đổi lia lịa. Hòa thượng Chánh Trực cứ nhìn và cười, vẫn không đổi được; cuối cùng cũng nhờ đến thầy Minh Tuấn và tôi lo liệu.

Hòa thượng vừa khen, vừa đùa với thầy Minh Tuấn như thế, thầy Hạnh Đạo lên tiếng :

-.  Bạch Thượng tọa, con cũng đẹp trai, cũng giống ông Hộ pháp chán.

Tất cả đều phá lên cười. Ngài Huyền Quang tiếp :

-.  Lúc này, các thầy phải dấn thân. Giáo hội còn nhiều cam go lắm. Không phải chỉ các thầy lớn mới có trách nhiệm, mà các thầy trẻ như thầy nầy (tức là ngài chỉ về tôi), cũng sẽ không ít gặp chướng duyên khi ra làm Phật sự. Vì lúc này pháp nhược ma cường, mà Giáo hội thì không những chỉ nằm giữa hai lằn đạn của hai phía, mà là nhiều phía. Tất cả, họ đều không muốn Phật giáo mình thống nhất một mối. Đó là điều đáng quan tâm nhất cho chúng ta.

Hiện tại, Giáo hội đã có hai phe (Việt Nam Quốc Tự và Ấn Quang);  không biết về lâu về dài, riêng Giáo hội (Ấn Quang của mình) có bị chia chẻ ra từng mảnh vụn nữa hay không chứ! Nếu một mai, lớp chúng tôi hầu Phật, cán bộ của Giáo hội dù xuất gia hay tại gia, chạy theo bã danh lợi phù phiếm, đánh mất lương tâm, có thể không biết mình là ai, đang làm cái gì đây;  Có khi lấy việc phụ làm chuyện chính, còn phận sự và trách nhiệm của mình đang phục vụ thì quên hẳn;  đã thế, lại còn tự cao tự đại, nóng nảy, cho mình là số một, độc tôn, chẳng biết nghe lời phải trái, nghe theo những luận điệu của kẻ xàm nịnh, bất chánh, thì hậu quả đưa đến cho Giáo hội những thất bại ê chề, đưa Giáo hội vào con đường tàn lụi không thể tưởng tượng được.

Ngài nói một hơi, rồi ngài chép miệng thở dài;  thầy Minh Tuấn nhanh tay mua nước ngọt mời Ngài và mọi người cùng uống.

Ngài uống vài ngụm nước, để cốc xuống, nói tiếp :

-.  Hiện giờ, đất nước chưa thống nhất thì như thế. Mai này đất nước có cơ may thống nhất, chắc gì Phật giáo được yên thân. Phật giáo Việt nam chắc khổ dài dài.

Ngài dạy đến đây, thầy Hạnh Đạo vừa cười vừa thưa :

-.  Bạch Thượng tọa, Thượng tọa nghĩ chúng ta phải làm gì trong lúc này và tương lai, nếu đất nước thống nhất thì Phật giáo Việt nam sẽ ra sao ?

-.  Điều này thì chúng ta khó có thể biết trước được. Cái gì cũng do nhơn duyên cả. Như quý thầy đều biết, đạo Phật là đạo của nhơn quả. Tùy cách hành xử của Tăng đoàn, của cán bộ Giáo hội như thế nào đó, thì kết quả cũng tùy theo đó mà mạnh lên hoặc suy yếu...  Tuy nhiên, hàng Tăng sĩ như thầy trò chúng ta phải thượng tôn Giới luật. Đó là Tôn ý của chư Phật

Ngài trả lời vừa nhỏ và vừa buồn như trên đây thì tiếng loa cũng bắt đầu thúc dục mọi hành khách trong đó có cả phái đoàn tháp tùng theo Ngài cũng thứ tự lần lượt lên máy bay. Ngài là vị lên máy bay sau cùng, chấp tay từ giã mọi người trong đó có bản thân tôi (Tín Nghĩa).

Máy bay vừa cất cánh, ai mô về nấy. Tôi và ngài Hạnh Đạo cũng về chùa. Đi giữa đường, ngài Hạnh Đạo nói với tôi :

-.  Tín Nghĩa thấy không ?  Giáo hội thật may mắn có một vị Cao Tăng thạc học làm Tổng Thư ký của Viện Hóa Đạo, nhìn xa, hiểu rộng, ăn nói, giải thích tường tận, có thứ lớp. Mỗi lần tôi đi dự Đại hội, lắng tai nghe Ngài tường thuật Phật sự thấy mà mê say. Không những tôi mà toàn thể Đại biểu trong Đại hội cũng thấy thế cả.

Ngài Hạnh Đạo nói đến đây, tôi tiếp :

-.  Lớp tôi còn nhỏ, vả lại ở Huế mình toàn là trụ cột hết. Hạng như chúng tôi chỉ đứng khoanh tay hầu nước và nghe các ngài bàn luận. Hôm nay là một nhơn duyên lớn nhờ ở Đà Nẵng và nhờ phụ tá thầy, mới được gần ngài Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo, nếu không làm gì có phép tắc ngồi uống nước chung như vậy.

Thật tình mà nói, cái gì cũng nhơn duyên cả. Chính tôi cũng có một nhơn duyên đặc biệt khác, khi Hòa thượng Thích Hộ Giác, lúc ấy là ngôi vị Đại đức, khi ra thuyết giảng ở Cố đô Huế, tại chùa Diệu Đế. Tôi cũng được gần gũi bằng cách cùng với đạo hữu Võ Trọng, bà con với Ôn Thiện Siêu, chở thầy Hộ Giác xuống nghỉ ở nhà của đạo hữu và thay đổi món ăn theo lối Nam tông, ở gần đường Hàng Bè, Huỳnh Thúc Kháng. Hòa thượng Hộ Giác cũng có những nhơn duyên kỳ đặc, sau này tôi cũng sẽ có một bài nói về Ngài. Nhất là năm 1966, theo Hòa thượng Tâm Châu và làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tờ Chánh Đạo ra sao ;  theo Hòa thượng Quảng Độ và đối xử với thuộc hạ thế nào ?

Bên cạnh đó, tưởng cũng nên nói sơ qua hành động của thầy Thiện Hạnh một chút (chúng tôi chưa nói gì về đời tư khi còn là một Đại đức, học hành, thì cử ra sao. Chúng Bảo Quốc đối xử thế nào, sẽ có một loại bài riêng về thầy một ngày rất gần, . . .).  Ở đây, chúng tôi chỉ nói là : Trong lúc Ôn Huyền Quang quỳ trước Linh đài của Ôn Linh Mụ nhận Ấn tín, Di chúc để tiếp tục lo cho Viện Tăng Thống nói riêng và Giáo Hội Phật Việt Nam Thống Nhất cùng quê hương dân tộc nói chung ;  thì chính thầy Thiện Hạnh đã được ai đó chỉ đạo nên đa tự tay cúp điện và tắt máy ấm thanh không cho Ôn Huyền Quang tỏ bày tâm sự cùng Đồng bào Phật tử.  Thầy Thiện Hạnh đâu có tâm đạo nhiệt thành gì đâu với Giáo hội Thống nhất ?  Sau đám táng Ôn Trúc Lâm xong, thầy ra Hà Nội và được phép đi Âu châu và Canada ;  sau khi về nước tranh chức Viện trưởng Cao đẳng Phật học tại Huế với Ôn Thiện Siêu, bị thất bại, bèn mang y hậu tuyệt thực trước sân Từ Đàm làm trò hề cho Tăng ni Phật tử Thừa Thiên-Huế, . . . Không còn con đường nào để dung thân, bèn quay lại với Thống nhất từ đó. Chúng tôi cũng có một số dữ kiện khá quan trọng về HT. Viện Trưởng, mà theo tôi nghĩ ông Võ Văn ái cũng có, nhưng chưa nói ra đó thôi. Cái gì mà dưới ánh mặt trời, mình không làm, không viết ra thì thôi, chứ đã làm, đã viết rồi dù cho tối mật cách mấy nó cũng bị ánh sáng phơi bày, dù sớm hay muộn... (Chờ xem)

Về đến Từ Tâm, tôi kính lễ ngài Hạnh Đạo, cỡi Honda trở lại chùa như cũ. Một ngày như mọi ngày, rồi chuyện tu học, dạy học, chuyện đi giảng các khuôn Giáo hội cũng đều đều như thế.

Sau tháng Tư đen, 1975, ngài Hạnh Đạo, ngài Minh Chiếu xách gói đi gỡ lịch ở trại Cải tạo. Tôi ở lại Đà Nẵng được gần một năm, chùa bị thu hồi, liền trở lại hầu sư phụ tôi cùng Đại chúng ở Tổ đình Trúc Lâm, sống nghề nông thuyền, rồi vượt biên tìm tự do.

Ngày 19-09-1979, tôi hội nhập vào xứ Hoa kỳ, sau những tháng ngày ở trại tỵ nạn Hongkong. Đến xứ văn minh, phồn hoa đô hội, nhưng tôi không thể quên tôi là người Việt Nam, là con cháu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, mặc dầu âm thanh của Ngài Huyền Quang tôi đã bị ngăn cách từ dạo ấy.

Từ năm 1979 đến tháng 9 năm 1992, tôi đều trực tiếp tham gia và tham dự với tất cả những công tác quý Giáo hội khác nhau, dưới nhiều hình thức khác nhau như:  Khi thì Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Gia đình Phật tử, khi thì Trưởng ban Nghi lễ…

Sau khi khâm thừa Di huấn của đức Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu, đương kim Xử lý Viện Tăng Thống, tôi đã cùng với chư Tôn đức ngồi lại với nhau để hình thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Hải Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ, vào các ngày 22, 23 và 24 tháng 09 năm 1992. Hòa thượng Huyền Quang lúc đó đang bị quản thúc tại chùa Hội Phước ở Quảng Ngãi. Ngài nhìn xa, hiểu rộng, thấy có vùng đất đang vững chắc cho Giáo hội Thống nhất, Ngài liền chỉ đạo với văn thư xem Giáo hội Thống Nhất Tại Hoa Kỳ đại diện cho Giáo hội Mẹ, với danh xưng là Văn phòng Hai (VP II) Viện Hóa Đạo.

Con thuyền Giáo hội đang xuôi bè mát mái, ngờ đâu ba đào sóng dậy. Đã thế, ngài Đệ tứ Tăng thống lại quy tây, để lại bao sự ngổn ngang cho Giáo hội, cho Đại lão Hòa thượng Quảng Độ mà như trong bài “Tâm Sự Đầy Vơi” của tác giả Lê Hữu Tâm viết từ Bình Định là:  “...Một cổ hai tròng....” ;  cũng như đã để lại sự thương tiếc vô vàn với dân tộc Việt Nam nói chung và hàng Phật tử nói riêng trong cũng như ngoài nước.

Tôi muốn viết, viết nhiều và viết nữa, nhưng tạm thời ngưng lại nơi đây với sự thương tiếc riêng tư của chính tôi đối với bậc Long tượng của Phật giáo.

Kính lạy Giác linh Ngài, cho con được vọng bái về đảnh lễ trước Long vị của ngài đang tôn trí ở Tu viện Nguyên Thiều. Con chưa có cơ duyên để trở về đất cha, quê mẹ kể từ khi cất bước ra đi tìm tự do. Tuy nhiên, con xin nguyện, con sẽ làm được những gì cho Đạo pháp, cho Dân tộc và cho Quê hương Việt như Ngài đã trực tiếp dạy tại phi trường Đà Nẵng từ dạo ấy.

Kính bái,

 

1Hiện Tình Phật Giáo Việt Nam. Thích Tín Nghĩa
1Chú Đại Bi Lược Giải . Thích Tín Nghĩa
1Cốt Tủy Nghi Lễ Phật Giáo . Thích Tín Nghĩa
1Từ Đàm Quốc Nội Quốc Ngoại . Thích Tín Nghĩa
1Những Bườc Chân Đi Qua. Tín Nghĩa
1Trúc Lâm Thiền Phái Tại Huế . Thích Tín Nghĩa
1Nghi Thức Chẩn Tế Cô Hồn . Thích Tín Nghĩa
1Hiền Lương Chí Lược Tân Biên . Thích Tín Nghĩa
1Thiền Môn Văn Điệp (Hán Văn) . Thích Tín Nghĩa
1Kỷ Yếu Khánh Thành và Đại Hội. Tín Nghĩa
1Kỷ Yếu Tổng Vụ Cư Sĩ. Tín Nghĩa
1Tưởng Niệm Ôn Mật Hiển. Tín Nghĩa
1Nghi Thức Tụng Niệm Đặc Biệt . Thích Tín Nghĩa
1Nghi Thức Phổ Thông. Tín Nghĩa
1Nhơn quả. Thích Tín Nghĩa
1Tổ Liễu Quán. Thích Tín Nghĩa
1Ba ngày rằm. Thích Tín Nghĩa
1Tách trà còn nóng. Thích Tín Nghĩa
1Đạt Ma Huyền Trang. Thích Tín Nghĩa
1Pháp khí và Pháp phục. Thích Tín Nghĩa
1Những Bước Chân Đi Qua. Thích Tín Nghĩa
1Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập. Thích Tín Nghĩa
1Vulan nghĩ về Đấng Sinh Thành Thích Tín Nghĩa
1Tình pháp lữ giữa tôi và HT Thiện Trì. Thích Tín Nghĩa
1Những kỷ niệm với HT Thích Đức Niệm. Thích Tín Nghĩa
145 Ngày Du Hóa Âu Châu. Thích Tín Nghĩa
1Ảnh Hưởng Thiền với Văn Hóa Dân Tộc Việt Nam. Thích Tín Nghĩa
1Những Dấu Mốc Trong Hơn Nửa Thế Kỷ Qua. Thích Tín Nghĩa
1Mấy Mùa An cư . Thích Tín Nghĩa
1Một Kỷ Niệm Khó Quên Với, Ôn Huyền Quang . Hậu học, Thích Tín Nghĩa
1 Ôn Già Lam . Điều Ngự Tử, Thích Tín Nghĩa
1Hình ảnh, Thích Tín Nghĩa
1An Cư là Một Tuyệt Tác của Tăng Già Hòa Hợp và Thanh Tịnh Điều Ngự Tử, Thích Tín Nghĩa
1 Chiếc Xe Đạp - Điều ngự tử Tín Nghĩa
1TU - Điều ngự tử Tín Nghĩa
1 Kỷ Yếu Cư Sĩ và Sự Thật Vùng Đất La Vang Điều ngự tử Thích Tín Nghĩa
1 Những Vần Thơ Xuân Điều ngự tử Thích Tín Nghĩa
1Những Tác Phẩm Đã In Thành sách Điều ngự tử Thích Tín Nghĩa
1Nguồn Gốc Về Nguồn Thích Tín Nghĩa

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Hai Câu Chuyện Rất “Thương Tâm”
Phật Đản Miền Đông Bắc Hoa Kỳ
Một Đạo Tràng Bố Tát Đặc Biệt
Đi Quanh Một Vòng Với Các Đạo Tràng An Cư – 2021
Mùa Xuân Tân Sửu – 2021
Thông Báo Mới Của CDC Chỉ Có 6% Số Người Tử Vong COVID -19 . . . .
Vu Lan 2564-2020 Nhớ Ơn Nhị Vị Hòa Thượng “Đức Niệm và Mãn Giác”
Luận về : Cái Chết Nguyên Con
Có Những Cái Chết
Thông Điệp Của Sự Hạnh Phúc
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3150357
Có -710 Khách Đang Online